Niệm của thân
Đuổi các cảm thọ bằng cách chỉ cần tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc và vô sự, đừng sợ cảm thọ, nó không phải là ta, của ta, nó là người xa lạ hãy đi, đi! Không được ở trong thân ta” hoặc tác ý “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” hoặc “Thọ phải đi, đi! Thân phải an tịnh.
Tôi biết tôi đang đi kinh hành”, luôn bám cho thật chặt vào hơi thở hoặc thân hành ngoại thì cảm thọ sẽ đi mất, tức là dục đi mất. Dục ở chỗ đau gọi là dục đau, hết dục là hết đau, tức là lìa gốc dục của các pháp.
“Tất cả pháp lấy dục làm căn bản”.
Gợi ý
-
Niệm
là ý niệm. Niệm có hai loại rõ ràng: 1- Niệm khởi chạy theo tâm dục. 2- Niệm khởi làm chủ tâm dục. Ví dụ: Có một niệm khởi lên bảo rằng: Ta muốn ăn một cái bánh phi thời thì đồng thời lúc đó cũng có một niệm khác...
-
Niệm ác
niệm ấy đưa đến khiến ta phiền não, khiến ta mất an vui, thanh thản, cũng như niệm đó khiến cho người khác mất an vui thanh thản.
-
Niệm căn
Niệm là những hành động nơi thân của chúng ta, căn là cội gốc. Vậy niệm căn có nghĩa là cội gốc niệm nơi mỗi hành động của thân chúng ta. Muốn có được cội gốc niệm chân chánh thì phải tu tập pháp môn “Tứ Niệm Xứ ”.Theo Đạo...
-
Niệm chân chánh
Trong đạo Phật có bốn chỗ niệm chân chánh: 1- Niệm thân. 2- Niệm thọ. 3- Niệm tâm. 4- Niệm pháp. Chữ chánh niệm (hay Niệm chân chánh) gồm chung có 4 niệm, như vậy an trú chánh niệm tức là an trú trong bốn niệm.An trú trong bốn niệm...
-
Niệm Giác Chi
Khi tu tập Tâm bất động trên Tứ Niệm Xứ (trên thân quán thân) mà chỉ còn có một tâm bất động từ giờ này đến giờ khác, không có một niệm nào xen vào chỗ tâm bất động thì đó là đã đạt được Niệm Giác Chi.Niệm Giác Chi...
-
Niệm Giới
Niệm giới tức là sự tư duy Giới để chúng ta thấu triệt Giới hàm nghĩa giải thoát như thế nào, để chúng ta noi theo đó mà thực hiện sống và tu tập đúng như Giới luật đã dạy, nghĩa là sống đúng Phạm hạnh, không hề vi phạm...
-
Niệm không hôn mê
có nghĩa là tâm tỉnh thức hoàn toàn lúc nào cũng tự nhiên biết hơi thở ra, vô mà không cần phải gom tâm ức chế, nói cách khác là tâm không phóng dật. Niệm không hôn mê tức là sự tỉnh thức một cách tự nhiên, sự tỉnh thức...
-
Niệm không phóng dật
Khi tâm có niệm không phóng dật, thì ngay lúc bấy giờ thành tựu niệm tuệ tối thắng tức là trí nhớ vô cùng tận, không có một điều gì ở quá khứ mà không nhớ.
-
Niệm Lực
Khi hằng ngày nỗ lực nhiếp tâm tu tập đúng pháp không hề sai sót một niệm nào cả, luôn luôn duy nhất có một niệm Tâm bất động từ giờ này đến giờ khác, từ đó niệm này trở thành một sức lực của niệm nên gọi là Niệm...
-
Niệm Pháp
là tư duy suy nghĩ những lời dạy của đức Phật. Ví dụ, Đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”, ngày ngày ta tâm tâm niệm niệm, luôn luôn cảnh giác giữ gìn và ngăn ngừa các pháp ác.Nếu lỡ có các pháp...
-
Niệm Phật
có nghĩa là tư duy, quán xét, suy ngẫm về thân, thọ, tâm và pháp của đức Phật. Ngài sống như thế nào mà tâm hồn thanh thản, an lạc giải thoát. Niệm Phật có nghĩa là tâm tâm niệm niệm về đời sống của đức Phật, Ngài sống như...
-
Niệm Phật trong Tứ Bất Hoại Tịnh
có nghĩa là tư duy, quán xét, suy ngẫm về thân, thọ, tâm và pháp của đức Phật, sống như thế nào mà tâm hồn thanh thản, an lạc giải thoát, cho nên niệm Phật có nghĩa là tâm tâm niệm niệm về đời sống của đức Phật, Ngài sống...
-
Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng và Niệm Giới
Trong kinh Nguyên Thủy đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy niệm Phật có nghĩa là Phật sống như thế nào thì chúng ta sống như thế nấy thì gọi là niệm Phật. Niệm pháp có nghĩa là pháp dạy như thế nào thì chúng ta sống đúng như pháp...
-
Niệm Tâm
là niệm trên Tâm, gồm có hai niệm: 1- Niệm tịnh. 2- Niệm động.
-
Niệm Tăng
là sống hòa hợp như chúng tăng, không chống trái nhau. Niệm Tăng tức là sự tư duy để chúng ta thấu triệt Tăng hàm nghĩa giải thoát như thế nào để chúng ta noi theo đó mà thực hiện sống và tu tập đúng như chúng Thánh Tăng, chứ...
-
Niệm Tăng Bất Hoại Tịnh - (Tứ Bất Hoại)
chọn những vị Tăng nghiêm trì giới luật là những vị sống thiểu dục tri túc, ba y một bát, sống không có chùa to Phật lớn, sống xa lìa những vật chất tiện nghi đầy đủ, sống không có ăn mặc sang đẹp, sống thường đi xin từng miếng...
-
Niệm tào lao
là niệm không sai bảo mình làm gì hết. Thí dụ quý vị nhớ bạn bè, hay những tư tưởng này kia.
-
Niệm Thân
là niệm trên Thân, gồm có hai niệm: 1- Thân hành niệm nội. 2- Thân hành niệm ngoại.
-
Niệm thân, thọ, tâm, pháp
là luôn luôn quan sát để ý trên bốn chỗ thân, thọ, tâm và pháp, hễ khi thấy có chướng ngại pháp nào trên bốn chỗ này thì phải tìm mọi cách đẩy lui chúng ra khỏi bốn chỗ này, nhờ tu tập như vậy mà tâm được giải thoát...
-
Niệm thiện
là niệm không tham, sân, si, mạn, nghi, v.v…